Taxi Hà Nội về huyện Đông Hưng, Thái Bình xe 4 chỗ: 840,000vnđ (Xe kia morning, I10 hatchback...)
Taxi Hà Nội về huyện Đông Hưng, Thái Bình xe 5 chỗ: 950,000vnđ (Xe Vios, Honda city, Mazda, K3, Elantra...)
Taxi Hà Nội về huyện Đông Hưng, Thái Bình xe 7 chỗ: 1,160,000vnđ (Xe Fortuner, Innova, Ford Everest...)
Miễn phí cầu đường: 135,000vnđ (Nếu Khách đặt xe trước 6 tiếng, hoặc xe tiện chuyến sẽ được miễn phí cầu đường)*
“Xe Tiện Chuyến là dịch vụ taxi đường dài giá rẻ. Chúng tôi kết nối khách hàng có nhu cầu đi lại với những xe chạy rỗng chiều về có cùng hành trình, để cùng sắp xếp những chuyến đi tiết kiệm, sang trọng.”
Xe Tiện Chuyến ra đời nhằm mục đích hướng đến một dịch vụ taxi đường dài chất lượng cao, mang thêm thu nhập cho lái xe, và chuyến đi giá rẻ cho khách hàng.
1/ Xe riêng sang trọng:
Xe Tiện chuyến đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, với 100% dòng xe sedan sang trọng, xe mới, sạch sẽ, lái xe thân thiện, lịch sự và đúng giờ.
2/ Giá tốt nhất:
Chúng tôi sẽ kết nối khách hàng với xe chạy rỗng chiều về, để kết hợp thành chuyến đi giá rẻ với dòng xe sang trọng, với giá giảm tới 50%
3/ Chính sách Hoàn tiền:
Chúng tôi sẽ hoàn lại 10%-200% tiền cho quý khách khi khách hàng không hài lòng về dịch vụ của chúng tôi
Chúng tôi sẽ hoàn lại một phần tiền cho quý khách khi chúng tôi kết hợp được xe tiện chuyến.
CHÚNG TÔI CAM KẾT
- Luôn hỗ trợ khách hàng và lái xe trong suốt hành trình chuyến đi
- 100% dòng xe sang trọng, lịch sự, lái xe nhiệt tình, thân thiện, đón khách đúng giờ
- Luôn cố gắng mang lại nhiều giá trị nhất cho khách hàng
Chú ý:
- Qúy khách nên đặt xe trước 6 tiếng để có giá tốt nhất. Chi tiết tại Xe taxi đường dài giá rẻ.
Vài nét về Huyện Đông Hưng
Vị trí:
Huyện Đông Hưng nằm giữa trung tâm tỉnhThái Bình, phía Đông giáp huyện Thái Thụy, phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hưng Hà, phía Tây Nam giáp huyện Vũ Thư, chính giữa phía Nam giáp thành phố Thái Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kiến Xương. Con sông Trà Lý chảy men theo ranh giới phía Nam của huyện với các huyện Vũ Thư và Kiến Xương.
Hành chính:
Huyện có 44 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn là thị trấn Đông Hưng và 43 xã: An Châu, Bạch Đằng, Chương Dương, Đô Lương, Đông Á, Đông Các, Đông Cường, Đông Dương, Đông Động, Đông Giang, Đông Hà, Đông Hoàng, Đông Hợp, Đông Huy, Đông Kinh, Đông La, Đông Lĩnh, Đông Phong, Đồng Phú, Đông Phương, Đông Quang, Đông Sơn, Đông Tân, Đông Vinh, Đông Xá, Đông Xuân, Hoa Lư, Hoa Nam, Hồng Châu, Hồng Giang, Hồng Việt, Hợp Tiến, Liên Giang, Lô Giang, Mê Linh, Minh Châu, Minh Tân, Nguyên Xá, Phong Châu, Phú Châu, Phú Lương, Thăng Long, Trọng Quan.
Khu điểm tham quan du lịch: Lễ hội Chùa Keo, Rối nước cổ truyền Làng Nguyễn, ….
Là vùng đất có truyền thống văn hiến, Đông Hưng tự hào là nơi có nền văn hóa nghệ thuật dân gian tiểu biểu của nền văn minh lúa nước, một trong những cái nôi của nghệ thuật chèo và là quê hương của múa rối nước. Ở khắp các làng xã trong huyện đều có người biết hát chèo, diễn chèo nhưng tiêu biểu nhất là Chèo làng Khuốc (Phong Châu):
“Chẳng thèm ăn chả, ăn nem,
Thèm mo cơm tẻ, thèm xem hát chèo”.
Nghệ thuật múa rối nước ở Đông Hưng đã có từ lâu đời, phường rối Đống (Đông Các) có từ thời Trần. Trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, Đông Hưng có 7 phường rối nước, hiện nay chỉ còn phường rối Nguyễn (Nguyên Xá) và phường rối Đống (Đông Các) hoạt động thường xuyên. Rối nước Đông Hưng có nhiều trò hay, hấp dẫn như: tễu giáo đầu, bật cờ, tứ linh, múa lân, chăn vịt, đánh cáo, bát tiên, cày bừa, chọi trâu nghi đồng hý thủy, đánh cá, múa rồng, lân tranh cầu... Các tiết mục, trò diễn của múa rối nước Đông Hưng không chỉ có mặt ở nhiều cuộc liên hoan nghệ thuật ở địa phương, Trung ương mà còn được biểu diễn ở nhiều vùng miền trong nước và một số nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Ngoài chèo, múa rối nước, Đông Hưng còn là miền quê của nhiều làn điệu múa dân gian: múa giáo cờ, giáo quạt ở làng Thượng Liệt (Đông Tân), múa kỳ lân sư tử (xã Đông Sơn, Đông Hợp), múa rồng, múa tứ linh, múa sinh tiền, múa cờ, múa trống, múa dâng hoa, múa tiên... Nét đẹp trong văn hoá Đông Hưng còn được hội tụ sâu sắc qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo mà sự phản ánh rõ nét nhất là các hội lễ, hội làng truyền thống có sức cuốn hút sự tham gia đông đảo của các cộng đồng với các lễ thức tín ngưỡng dân gian và các trò chơi dân gian: đánh vật, đánh thó (gậy), thả đèn trời, cờ tướng, tam cúc, chọi gà, kéo co, chơi pháo đất...
Các ngành kinh tế chính của huyện:
Mây tre đan, dũa truyền thống, Bánh Cáy Làng Nguyễn …