Hỗ trợ: xetienchuyen247@gmail.com  Điện thoại: 1900 0370

1000đ/phút - Phục vụ 24/7

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Hà Nội (phần 1) - xetienchuyen.vn

Giữa lòng Thủ đô Hà Nội, xen kẽ giữa những con phố tấp nập ồn ào là hơn 100 ngôi chùa lớn, nhỏ, nơi chúng ta tìm về sau những bon chen của cuộc sống, để tìm về với bình yên. Trải qua hàng trăm năm, những ngôi chùa vẫn vẫn thế, vẫn nguyên sơ, cổ kính và linh thiêng 
 
Ngôi chùa đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến là chùa Trấn Quốc - ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long. Chùa Trấn Quốc khai sáng từ thời tiền Lý Nam Đế, thế kỷ thứ 6 (541-548). Lúc đầu gọi là chùa Khai Quốc, xây dựng tại bến sông Hồng địa phận làng Yên Hoa (Phường Yên Phụ).
 
 Năm 1440 đổi hiệu là chùa An Quốc. Năm 1616, niên hiệu Hoàng Định đời vua Kính Tôn, nhà Hậu Lê chuyển chùa vào bãi Cá Vàng (trước gọi tắt là bãi Rùa) thì gọi là Trấn Quốc (có chỗ nói: “tiếng Trấn Quốc đối với chùa này đã nêu lên từ thời Lý Trần, sau khi quân ta đánh thắng giặc xâm lược phương Bắc). Chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội.
 
Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang.
 
Chùa là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
 
 
Chùa Trấn Quốc
 
Ngôi chùa tiếp theo mà xetienchuyen.vn muốn nhắc đến là chùa Chùa Quán Sứ (舘使寺) là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Trước đây, địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương.

Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập.

Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy

Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ 20 và vì chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt. Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam) cũng đặt ở đây.

Chùa Quán Sứ

Và cuối cùng là chùa Hoè Nhai ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý.

Chùa Hoè Nhai có tên chữ là Hồng Phúc tự 

Theo văn bia năm Chính hòa 24 (1703) đời vua Lê Hy Tông (1676 - 1705) do Tiến sĩ Hồ Tông Mục soạn ghi " chùa xây tại Hòe Nhai tại bến Đông Bộ Đầu ". Văn Bia còn có đoạn miêu tả vị thế chùa như sau:

" Hồng Phúc ở Hà Thành

Núi Nùng như vạt áo

Sông Nhị như giải lưng

Hồ Trúc Bạch chắn ngang

Dòng Tô Lịch vòng lại

Đây thực là chốn Tùng Lâm lâu đời của đất Thăng Long..."

Chùa Hòe Nhai trải qua nhiều lần sửa chữa lớn khá thường xuyên vào các năm 1699, 1703, 1812, 1894, 1920, 1946, 2010. Phạm vi chùa trước kia khá lớn, sang thời Pháp thuộc bị thu lại như hiện nay.

Trên đây là ngôi chùa cổ mà xe tiện chuyến tổng hợp được, hi vọng có thể giúp bạn có thêm thông tin về những ngôi chùa ở Hà Nội !

 
Đăng ký nhận tin tức khuyến mãi, thông tin chuyến đi mỗi ngày
Top
Xe tiện chuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Tổng đài : 1900 0370
Chào mừng bạn đã đến với xetienchuyen.
Nếu cần thông tin hãy chat với mình nhé.
Chào bạn :)
✓ Đã gửi