"Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng", câu ca từ xa xưa là minh chứng cho nếp sống văn hóa đã in sâu trong dân tộc ta như một tôn giáo thiêng liêng. Những lời cầu khấn, ước nguyện sau khi đi lễ trở về sẽ khiến tâm hồn con người như được thắp sáng và ngày mai cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Đó chính là nét đẹp văn hóa và là nhu cầu tâm linh rất đỗi thiêng liêng của mỗi người.
Hành trình dự hội Chùa Hương, viếng đền Trần, phủ Khống (Tràng An) là chuyến đi đáng nhớ giữa non thanh nước bích. Ngược xuôi trên dòng sông thanh bình, hàng trăm thuyền lớn nhỏ tấp nập vào ra, gương mặt ai cũng mãn nguyện bởi kỳ vọng đã thành, tâm nguyện đã thỏa. Cái mệt nhọc đường xa dường như không thấm tháp gì so với niềm vui ngao du sơn thủy. Khắp nơi hương trầm lan tỏa, người người thành kính dâng lễ vật, thì thầm khấn nguyện một năm buôn may bán đắt, công thành danh toại, gia đạo thuận hòa.
Khai hội từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3, chùa Bái Đính trở thành tâm điểm của hàng vạn khách thập phương đổ về. Nổi tiếng với nhiều kỷ lục: tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, hành lang La Hán dài nhất châu Á, tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... du khách sẽ thực sự hòa mình trong không khí trang nghiêm của miền đất Phật, thành tâm dâng lên những ước nguyện đầu xuân.
Điểm hành hương non thiêng Yên Tử đã được tương truyền từ lâu trong câu nói dân gian: “Trăm năm tích đức, tu hành; Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”. Được ca ngợi là trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Mỗi độ xuân về, người dân đất Việt lại nô nức kéo nhau đi lễ Phật. Khung cảnh u tịch, mây khói hòa quyện trên những ngôi chùa, am tháp, cây mai vàng cổ thụ khoe sắc khiến con người bình tâm hơn giữa dòng đời hối hả.
Fusce auctor consur dapib
Neque porro quisquam est, qui dolorem ipsum quia dolor sit amet, consectetur, adipisci velit, sed quia non numquam eius modi tempora incidunt ut labore et dolore magnam aliquam quaerat voluptatem.